18 Tháng Một, 2021
Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng nhằm theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và các điều kiện kỹ thuật của công trình. Giám sát thi công xây dựng giúp phòng ngừa các sai sót dẫn đến hư hỏng hay sự cố, ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi – kiểm tra – xử lý – nghiệm thu – báo cáo các công việc liên quan tại công trường.

Nội dung giám sát thi công xây dựng bao gồm:

1. Giai đoạn chuẩn bị thi công:

  • Kiểm tra điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật xây dựng
  • Giúp chủ đầu tư  thiết lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của dự án. Đệ trình toàn bộ các mẫu biểu, biên bản liên quan đến công tác quản lý chất lượng phù hợp với quy định hiện hành.
  • Kiểm tra điều kiện năng lực của nhà thầu
  • Kiểm tra danh mục, quy cách, chủng loại và tính năng của vật tư, thiết bị sẽ sử dụng  phục vụ cho cho việc thi công xây dựng của nhà thầu.
  • Kiểm tra máy móc, thiết bị thi công tập kết tới công trường.

2. Giai đoạn thực hiện thi công xây dựng:

  • Thực hiện chế độ giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống tại công trường để quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ các công tác thi công xây dựng do doanh nghiệp xây dựng thực hiện theo hợp đồng giao nhận thầu.
  • Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp xây dựng phù hợp với yêu cầu nêu trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, quy trình và phương án tự kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp xây dựng.
  • Thường xuyên kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và nhân lực của doanh nghiệp xây dựng .
  • Thực hiện công tác kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường thông qua nguồn gốc, quy cách, xuất xứ và kiểm định.
  • Kiểm tra công tác thi công của nhà thầu theo đúng bản vẽ thiết kế được duyệt.
  • Thay mặt chủ đầu tư xử lý bằng biên bản bất cứ các trường hợp sai sót nào về vật tư, thiết bị so với yêu cầu đề ra trong hợp đồng.
  • Tuyệt đối không cho phép đưa vào sử dụng trong công trình những vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và chưa qua kiểm tra, kiểm định.
  • Được phép dừng thực hiện và lập biên bản khi Nhà thầu thi công xây dựng vi phạm các điều kiện đảm bảo chất lượng công trình .
  • Từ chối nghiệm thu các sản phẩm không đạt chất lượng của các công tác thi công xây dựng.
  • Giúp chủ đầu tư xem xét đánh giá sự phù hợp của các biện pháp thi công xây dựng được Nhà thầu đưa ra so với thiết kế kỹ thuật.
  • Thực hiện công tác giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ các công việc xây lắp cho từng bộ phận, giai đoạn xây dựng , từng hạng mục công trình và toàn công trình, cung cấp và lắp đặt thiết bị theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng  và thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình :

  • Kiểm tra tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và hồ sơ quản lý chất lượng hoàn thành công trình theo quy định tại phụ lục 5 thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 Quy định chi tiết một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng
  • Kiểm tra xác nhận khối lượng quyết toán công trình.

Hiện, công ty có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ giám sát cho tất cả các dự án ở nhiều quy mô, cấp độ khác nhau.

 

Nguồn: copy